Bình dân học vụ là gì?
Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ tiếng Việt trong toàn dân năm 1945.
Thời đó, để thúc giục người dân học chữ, một số nơi còn dựng "cổng mù" ở đầu chợ.
Người muốn vào chợ phải thử đọc chữ, ai đọc được thì được đi cổng chính, ai chưa đọc được thì phải qua "cổng mù" để vào chợ.
Học gì thì học, trước tiên phải biết đọc chữ.
• Thứ nhất: Ai cũng nghĩ rằng con em mình học tiếng Anh nhiều năm nên việc biết đọc chữ là dĩ nhiên, không thể nào lại không biết đọc chữ được.
• Thứ hai: Xã hội đang quá chú tâm vào học nghĩa từ vựng, học Ngữ pháp, không coi trọng việc đọc chữ tiếng Anh. Trong khi học tiếng Việt thì ai cũng phải học đọc chữ đầu tiên.
Nếu bây giờ thử đặt một “cổng mù” ở cổng trường, ai biết đọc tiếng Anh (đọc đúng) mới được vào trường thì tỷ lệ không biết đọc sẽ làm giật mình và sửng sốt rất nhiều người.
Đó là lý do mà chương trình “Bình dân học vụ tiếng Anh” được biên soạn, với mong muốn xã hội nhìn nhận và có đánh giá đúng hơn về tầm quan trọng của việc biết đọc chữ tiếng Anh.
Việc biết đọc chữ là kỹ năng phải được dạy và học đầu tiên, trước khi học các kiến thức khác. Học gì thì học, trước tiên phải biết đọc chữ.
Chương trình Bình dân học vụ tiếng Anh được nghiên cứu và biên soạn dành cho tất cả mọi người, từ học sinh lớp 1 tới người lớn.
Chương trình này cũng dành cho tất cả tầng lớp trong xã hội chưa biết đọc chữ tiếng Anh, từ bác nông dân, anh, chị công nhân tới giáo sư, tiến sĩ…
Với tiếng Anh, từ trước tới nay chưa từng có một phong trào “Bình dân học vụ” như vậy để xoá nạn mù chữ tiếng Anh.
Lý do là gì?